Tại đây, trẻ em luôn được bảo vệ khỏi những hành vi liên quan đến xâm hại về tình dục; bạo lực về thể chất, tinh thần và sống trong môi trường an toàn.
Trẻ em cần được sống, được nuôi dưỡng và phát triển trong một môi trường lành mạnh cả về thể chất và tinh thần. Môi trường ấy sẽ không thể chỉ giới hạn trong gia đình hay trường học mà còn cần được tạo dựng bằng cách mở rộng "vùng an toàn" cho trẻ. Tuy nhiên, để trẻ luôn được bảo vệ và phát triển toàn diện nhất, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đều là một mắt xích quan trọng góp phần tạo lập môi trường sống an toàn ấy.
Tuyên ngôn Geneve về quyền trẻ em năm 1924, Tuyên bố của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em năm 1959, Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em năm 1989… đều nhấn mạnh trẻ em là đối tượng cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt khỏi những xâm hại về vật chất, tinh thần… Đây không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, hay một gia đình mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội.
![]() |
Trẻ em cần được sống trong một môi trường lành mạnh cả về thể chất và tinh thần. |
Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến trẻ em đã đưa trách nhiệm lớn lao này trở thành một phần trong tôn chỉ hoạt động của mình. Tại Việt Nam, ngay từ những năm đầu hoạt động, Hội đồng Anh - tổ chức quốc tế về văn hóa và giáo dục của Vương quốc Anh, đã đưa "Chính sách bảo vệ trẻ em" vào chính sách toàn cầu trong hoạt động của mình tại hơn 100 quốc gia. Động thái này đã cất lên tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ cho những nỗ lực chăm sóc và bảo vệ trẻ em trên toàn thế giới và Việt Nam.
Trong tuyên bố về "Chính sách bảo vệ trẻ em" của mình, tổ chức này đã nêu rõ: "Tại Hội đồng Anh, chúng tôi có thái độ 'không khoan nhượng' đối với các hành vi xâm hại trẻ em. Chính sách toàn cầu này không chỉ được thể hiện trong lớp học, mà còn được toàn bộ giáo viên, nhân viên, đối tác và khách hàng đảm bảo cả bên ngoài lớp học".
![]() |
Tại Hội đồng Anh, trẻ luôn được bảo vệ an toàn. |
Môi trường học tập tích cực tại Hội đồng Anh luôn bảo vệ trẻ khỏi những hành vi liên quan đến xâm hại về tình dục, bạo lực về thể chất (bị đánh, trừng phạt lên thân thể…), bạo lực về tinh thần (trách mắng hay tổn thương đến lòng tự trọng). Không những thế, các em còn được bảo vệ tối đa trước những nguy cơ bị động dẫn đến thương tổn về thể chất cũng như tinh thần như bị va đập do bàn ghế xếp lộn xộn, bị ảnh hưởng sức khỏe do môi trường lớp học không đủ tiêu chuẩn. Mọi ngôn ngữ với nội dung tiêu cực, thiếu tươi sáng và không có tính khích lệ đều được hạn chế sử dụng.
Tại Hội đồng Anh, một trong những tiêu chuẩn liên quan đến việc bảo mật đời sống riêng tư của học viên bao gồm thông tin cá nhân, hình ảnh, tiến trình học tập… cũng được thực hiện chặt chẽ. Hội đồng Anh thể hiện sự tôn trọng đối với học viên thông qua việc tuân thủ quy định lấy ý kiến của người giám hộ trước khi công bố thông tin, hình ảnh, đoạn phim… có sự xuất hiện của học viên ra công chúng dù với mục đích truyền thông hay ghi lại tư liệu.
Trong những chia sẻ về "Chính sách bảo vệ trẻ em" của Hội đồng Anh, ông Jon Glendinning - Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam khẳng định: "Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Chúng tôi đã tuân thủ nỗ lực không nhân nhượng với tình trạng ngược đãi trẻ em. Còn bạn? Đừng đứng ngoài cuộc".
Video "Chính sách bảo vệ trẻ em" của Hội đồng Anh:
Từ khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thành lập, lao động trình độ cao một số ngành nghề ở Việt Nam đã có cơ hội hơn để đến các nước trong khối làm việc. Tuy nhiên, điều khoản "Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề" không hề đồng nghĩa với việc tự do bay nhảy.