0938.379.009

Danh mục sản phẩm

Video

Máy bẻ đai sắt Đại Thắng

Chi tiết

Những lưu ý khi sử dụng máy bẻ đai sắt

Sự ra đời của máy bẻ đai sắt là một bước tiến mới trong nền công nghiệp cơ khí nước ta. Những công việc nặng nhọc và khó khăn như nắn thẳng, uốn hay cắt sắt giờ đây đã không còn là gánh nặng của nhiều người bởi có sự hỗ trợ của máy bẻ đai sắt. Những lưu ý khi sử dụng máy bẻ đai sắt sau đây sẽ giúp bạn vận hành máy tốt hơn, tăng năng suất lao động cũng như hiệu quả công việc.

Máy bẻ đai sắt là thiết bị chuyên dụng trong cắt, uốn kim loại như sắt, thép với độ nhạy bén và linh hoạt cao. Để vận hành tốt một thiết bị như vậy, tránh những sự cố, hỏng hóc cũng như tai nạn có thể xảy ra, người dùng nên được trang bị kiến thức cơ bản và bỏ túi những lưu ý sau:

 

 

+ Quần áo bảo hộ lao động:

Nhân công làm việc trực tiếp với máy bẻ đai sắt tự động cần được trang bị đầy đủ quần áo và dụng cụ bảo hộ, luôn đeo khẩu trang và kính bảo vệ, đi giày bảo vệ chân và dùng nút (bông) bịt tai. Lưu ý tránh mặc quần áo rộng thùng thình vì chúng có thể bị kéo vào lưỡi cắt của máy gây ra nhiều tai nạn nguy hiểm không đáng có.

+ Không nên đè ấn quá mạnh

Đối với các loại vật liệu cứng, khó cắt, việc đè nhấn mạnh hơn chỉ làm tốn công sức chú cũng không thể khiến máy cắt bẻ đai sắt nhanh hơn, mặt khác còn làm động cơ chạy chậm và mòn đĩa cắt đi.

+ Vạch sẵn đường cắt trước khi cắt:

Đối với các công trình quy mô lớn hiện nay, yêu cầu về sự chính xác từ công đoạn làm móng, đổ bê tông dựng cột,…là rất cao, đòi hỏi sự cẩn thận từ những việc nhỏ nhất như cắt vật liệu. Để tạo đường cắt chính xác, nhà thi công nên đánh dấu đường cắt trên bề mặt vật liệu bằng bút chì hay bút lông sao cho dễ nhận biết bằng mắt thường.

+ Phần vật liệu bạn cần nên nằm phía bên phải đĩa cắt.

+ Khi đặt vật liệu cần cắt ở phía bên phải đĩa cắt, bạn nên nhìn về phía đó trong quá trình cắt.

 

 

Khi nào nên bảo dưỡng máy bẻ đai sắt?

Bất cứ thiết bị máy móc nào sau một thời gian vận hành cũng không còn được trơn tru và hoạt động hết công suất như mới, máy bẻ đai sắt cũng như vậy. Sau một thời gian sử dụng, sẽ không tránh khỏi hiện tượng kẹt cứng, tiếng kêu do khô dầu máy hay hỏng hóc, han gỉ, việc bạn cần làm đó là bảo trì toàn bộ để máy tiếp tục hoạt động đúng hiệu suất ban đầu. Việc bảo trì máy móc cũng giúp tăng tuổi thọ của máy.

+ Tùy vào từng loại máy bẻ đai tự động mà có thể dùng để cắt được những vật liệu có kích thước khác nhau, bạn nên sử dụng đúng chức năng mà máy đã được lập trình sẵn chuyên sử dụng để cắt 1 loại vật liệu nhất định. Tránh dùng máy cắt sắt, thép có kích cỡ quá lớn so với thông số gây hỏng máy.

+ Khi máy không vận hành, bạn nên thường xuyên làm sạch khe thông gió bằng bàn chải hay cọ mềm, máy hút bụi cũng giúp quá trình vệ sinh dễ dàng hơn.

+ Lắp đặt thêm thiết bị ngắt mạch tự động – PRCD cũng sẽ hạn chế sự cố dẫn đến cháy máy.

 + Thay thế những bộ phận bị han gỉ, kẹt cứng hay rạn nứt ảnh hưởng đến quá trình chạy máy.

+ Sau khi sử dụng, bạn nên bảo quản cẩn thận ở nơi thoáng mát, nhất là nếu để máy không hoạt động trong một thời gian dài, những nơi ẩm thấp sẽ khiến máy cắt sắt của bạn bị hỏng hóc nhanh chóng.

+ Mang đến những địa chỉ bảo dưỡng tin cậy cũng là cách khôi phục hiệu suất hoạt động ban đầu của máy, các kĩ thuật viên sẽ giúp bạn phát hiện hư hỏng và sửa chữa kịp thời.

Chiếc máy bẻ đai sắt tuy nhỏ bé so với nhiều loại máy móc xây dựng khác nhưng để điều khiển chúng tốt, mang lại hiệu quả công việc cao nhất, đồng thời hạn chế thấp nhất những tổn thất về thời gian và tiền bạc có thể xảy ra không phải đơn giản. Những lưu ý cũng như cách vận hành, bảo dưỡng máy bẻ đai sắt trên đây hi vọng hữu ích cho những nhà thi công đang gấp rút hoàn thành tiến độ công trình của mình.

Các Bài Viết Khác